• Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Là Gì
4XWALLPAPERS – Hình ảnh, Tài Liệu Thủ Thuật, Âm nhạc
keep your memories alive
Xì Phố hay Sì Phố là gì
Là Gì

Xì Phố/Sì Phố Là Gì? Dùng “Xì Phố” hay “Sì Phố” Là Đúng?

by dat.admin 22/02/2022
written by dat.admin

Xì Phố hay Sì Phố là gì? Nó có đúng trong tiếng Việt hay không? Nên dùng Xì Phố hay Sì Phố là đúng? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Đi Lên Thành Phố hay Xì Phố là cách nói đã dần trở lên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong một phần khá đông người dân Nam Bộ.

Ý nghĩa của nó là gì thì chúng ta phải nhắc tới việc di chuyển nơi sinh sống và đi lên thành phố của những người dân Nam Bộ trước đây khi di chuyển từ vùng nông thôn lên thành thị.

Hay lấy một ví dụ dễ hiểu mà là việc bạn di chuyển từ vùng quê nên làm việc và sinh sống trên thành phố như Đà Nẵng hay TP.Đà Lạt thì cũng có thể gọi là Xì Phố. chứ không nhất thiết phải là di chuyển lên sinh sống tại những siêu đô thị như thành phố Hồ Chí Minh

Xì Phố hay Sì Phố là gì

Xì Phố hay Sì Phố là gì

Xì Phố hay Sì Phố là gì? Dùng từ nào

Trả lời: Xì Phố là từ được dùng nhiều hơn cả. Nhưng thực tế thì cả 2 từ Xì Phố và Sì Phố đều là từ địa phương. Chúng đều dùng được. Nhưng không phải là từ đúng!

Lý do: Vì Xì Phố và Sì Phố là cách nói địa phương, nó không phải từ ngữ chuẩn trong tiếng Việt, nên nếu để chỉ rõ ra yếu tố đúng sai trong đó thì – Cả 2 đều không chuẩn.

Song vì nó là ngôn từ được sử dụng rất rộng rãi tại vùng dân cư phía nam, nên chúng ta đều có thể chấp nhận việc sử dụng Xì Phố hay Sì Phố trong ngôn ngữ nói, giao tiếp hằng ngày.

Xì Phố/Sì Phố là gì?

Ở đây, Xì Phố/Sì Phố được dùng trong Nam Bộ cũng tương đương với từ Lên Tỉnh/Lên Thành Phố trong ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt của chúng ta.

Xin lưu ý: Xì Phố hay Sì Phố không nên sử dụng trong văn bản. Do nó không phải là từ thuần Việt được công nhận trong từ điển!

Nguồn Gốc của Xì Phố là gì?

Từ Xì Phố/Sì Phố bắt nguồn từ việc người dân Nam Bộ ngày xưa khi đi lên thành phố Sài Gòn để buôn bán, làm ăn, sinh sống. Sài Gòn lúc bấy giờ đã là phố thị sầm uất nhất khu vực Nam Bộ và vùng Đông Dương. Bởi vậy, việc lên Sài Gòn làm việc, buôn bán, sinh sống là điều gì đó rất “oách” đối với bà con sinh sống tại vùng nông thôn.

Câu nói Lên Phố Sài Gòn hình thành và trở lên “hoành tráng” từ ngày ấy.

Nhưng cũng do vì nó quá phổ biến trong cộng đồng bà con Nam Bộ, nên khi bà con truyền miệng nhau dần dần thì  Câu nói “Đi lên Phố Sài Gòn” bị lệch thành “Đi lên Phố Sì Gòn“.

Rồi khi cụm từ cứ dần phổ biến trong cộng đồng dân cư. Người ta cứ dùng cụm Phố Sì/Sì Phố/Xì Phố nhằm ám chỉ việc di chuyển lên đô thị, thành phố để sinh sống, làm ăn, định cư…

Xem thêm:

  • Phố Sá hay Phố xá?
  • Dân giã hay Dân dã?
  • Trân thành hay Chân thành?

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của một trong số những cụm từ địa phương rất phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp địa phương của bà con Nam Bộ. Hãy đọc thêm các bài viết thuộc chuyên mục LÀ GÌ tại wallpaper2x để hiểu thêm nhiều từ ngữ địa phương hoặc cách phân biệt những sai lầm phổ biến trong chính tả tiếng Việt.

Hẹn gặp bạn trong các bài viết sau!

22/02/2022 0 comment
4 FacebookTwitterPinterestEmail
Xum Xuê hay Sum Suê đúng
Là Gì

Xum Xuê hay Sum Suê là đúng? Cây cối Sum Suê là gì?

by Jannah 14/02/2022
written by Jannah

Xum Xuê hay Sum Suê đúng? Cây cối sum suê là gì? Sum suê trái cây miệt vườn Nam Bộ là gì? Cùng Kwave tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xum Xuê hay Sum Suê đúng

Xum Xuê hay Sum Suê đúng

Xum xuê và Sum suê?

Ngôn ngữ Việt Nam ngày càng đa dạng từ cách nói, cách đọc đến cách viết. Có nhiều từ ngữ mà khiến chúng ta khi sử dụng sẽ bị nhầm lẫn.

Đáp án đúng là Sum Suê.

Sum suê là gì?

Sum suê là một tính từ dùng để chỉ trạng thái của một loại cây nào đó có nhiều cành, lá rậm rạp và đan xen lẫn nhau.

  • Sum: trong từ sum vầy nó có nghĩa là hội tụ, tập trung lại với nhau. Ngoài ra, vẫn có một số học giả cho rằng nên ghi là sum sê hơn là sum suê.

Ví dụ:

  • “Khi đến một khu rừng rậm, bạn sẽ nhìn thấy nhiều cây cổ thụ sum suê cành lá”. 

Xum xuê là gì?

Xum xuê là một từ SAI chính tả, nó sai bởi vì không có mặt trong từ điển tiếng Việt. Có thể có một vài lý do khác nhau nên mọi người thường hay nhầm lẫn sử dụng xum xuê.

Cây cối sum suê là gì?

Cây cối sum suê có nghĩa là cây có bộ phận lá hoặc cành nhiều và mọc đan xen với nhau.

Ví dụ:

  • “Khu rừng này đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước và nó có nhiều cây cối sum suê”.

Đặt câu với từ sum suê

Đặt câu với từ sum suê là để mọi người làm quen hơn với từ đó. Giúp họ dùng đúng trong giao tiếp hằng ngày.

Ví dụ: “Lượng ánh sáng yếu ớt len lỏi qua từng tán cây sum suê”.

Sum suê trái cây miệt vườn Nam Bộ là gì?

Sum suê trái cây miệt vườn Nam Bộ tức là ý muốn nói khu vực tỉnh Nam Bộ có số lượng trái cây được trồng trong vườn rất nhiều.

Nguyên nhân gây nhầm lẫn Xum xuê và sum suê?

Khi ngôn ngữ ngày càng trở nên đa dạng hơn thì việc ghi sai chính tả sẽ xảy ra thường xuyên. Có những nguyên nhân cần nói đến như sau:

  • Đầu tiên là về phần phát âm, có thể rằng phát âm ở những vùng miền có đặc trưng khác nhau nên chữ S và chữ X có cách đọc giống nhau.
  • Nguyên nhân thứ hai đó là do một thói quen truyền miệng giữa mọi người với nhau. Họ nghĩ rằng chỉ cần đọc đúng âm để người nghe hiểu là được. Nhưng vẫn còn văn viết, viết sai chính tả sẽ ảnh hưởng đến bài văn hoặc bài luận của bạn.

Những lưu ý để không bị nhầm lẫn Xum Xuê hay Sum Suê

Để thuận tiện cho việc giao tiếp, viết văn hoặc viết luận của mọi người trở nên suôn sẻ hơn thì cần lưu ý như sau:

  • Khi viết sai chính tả sẽ có nhiều điều bất lợi dành cho bạn, việc cần làm là lưu ý phát âm đúng với từng vần. Đặc biệt, chú ý tới âm S và X vì chúng dễ bị nghe nhầm và có thể ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện của bạn.
  • Ngoài ra, bạn cần luyện tập với việc đặt câu liên quan đến từ sum suê nhiều hơn để tạo thói quen đúng khi dùng.

Xem thêm:

  • DÙM Hay GIÙM Là Gì?
  • Dân Giã hay Dân Dã? Giã và Dã?
  • Tan Giã hay Tan Rã?

Kết luận

Bài viết của chúng ta để nói về xum xuê và sum suê đã kết thúc. Những thông tin được đề cập đến giúp ích nhiều đến việc giao tiếp hằng ngày của con người. Sự nhầm lẫn là có thể gặp phải nhưng nếu biết sai và sửa thì sẽ rất tốt. Bạn nên đọc thêm nhiều sách hơn để tăng thêm lượng từ vựng tiếng Việt cho bản thân nhé. Và đừng quên theo dõi wallpaper2x  nhé.

14/02/2022 0 comment
3 FacebookTwitterPinterestEmail
Dân giã hay Dân dã? Giã hay Dã?
Là Gì

Dân Giã hay Dân Dã? Giã và Dã? Nên dùng khi nào?

by KP 14/02/2022
written by KP

Dân Giã hay Dân Dã đúng? Nên dùng khi nào? Đừng lo vì chưa phân biệt được DÃ và GIÃ. Vì 70% người dùng Việt cũng đang gặp vấn đề giống bạn.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đa màu sắc, thậm chí còn được đánh giá là vô cùng khó học. Trong khi giao tiếp nếu bạn có mắc phải lỗi chính tả với những từ phụ âm giống nhau Dân giã hay Dân dã? Giã hay Dã? thì cũng không ai để ý tới. Tuy nhiên trong ngôn ngữ viết sai lầm này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là với những văn bản mang tính chất truyền thông, đại chúng. 

Vậy từ nào là đúng chính tả và nên sử dụng khi nào cho hợp lý, hãy cùng wallpaper2x tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Dân giã hay Dân dã từ nào đúng chính tả?

Theo từ điển tiếng Việt, từ chính xác là từ Dân Dã.

Nếu phân tích rõ từng từ giữa Dân Giã và Dân Dã như cách làm dưới này bạn sẽ hiểu lí do vì sao mà chỉ có Dân Dã là từ đúng:

Dân giã là gì?

* Nghĩa của từ “Dân”: nói tới người dân, toàn thể những sinh sống trong 1 quốc gia

* Nghĩa của từ “Giã”: nói tới hành động dùng chày nện mạnh xuống để làm cho giập, nát hay tróc lớp vỏ ngoài ra.

Vì vậy, khi ghép Dân + Giã thì Dân giã trở thành một từ SAI, hoàn toàn Vô Nghĩa.

Để sử dụng chúng bạn có thể tách ra để ghép với những câu khác có nghĩa.

Ví dụ:

với từ “Dân”:

  • Nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất trong mọi hoàn cảnh.
  • Dân số Việt Nam nằm vào khoảng 97,34 triệu người.

với từ “Giã”:

  • Trưa nay mẹ em mua cua về giã nấu canh
  • Trước sân nhà bà ngoại được đặt 1 chiếc cối giã gạo từ thời ông bà cố để lại.

Dân dã là gì?

“Dân dã là danh từ nói tới sự mộc mạc, bình dị, chân chất của con người ở vùng thôn quê, gần gũi thiên nhiên.”

  • Dân: nói tới người dân, toàn thể những sinh sống trong 1 quốc gia
  • Dã: Trạng thái nguyên thuỷ, nguyên sơ ban đầu chưa được khai thác và thuần hoá quá nhiều.

Ví dụ:

  • Những món ăn dân dã luôn để lại ấn tượng sâu nặng trong lòng du khách
  • Lối sống dân dã sẽ giúp mọi người thích nghi với mọi hoàn cảnh dễ dàng nhất

Dân dã là từ ghép hay từ láy?

– Trả lời: Dân Dã là từ ghép

Hai từ dân và dã đều có ý nghĩa độc lập với nhau, khi ghép chúng lại chúng ta sẽ có được ý nghĩa tròn vẹn nhất.

Giã hay Dã? Nên dùng khi nào?

* “Giã“ – Bạn có thể sử dụng từ Giã trong những trường hợp như giã gạo, giã bột, kéo giã, thuyền giã, giã nát, giã từ,…

  • Động từ: nói tới hành động dùng chày nện mạnh xuống để làm cho giập, nát hay tróc lớp vỏ ngoài ra.
  • Danh từ: lúi tưới đánh bắt hải sản của người dân vùng biển

* “Dã“ – Bạn có thể sử dụng trong trường hợp: dã rượu, dã thuốc độc,…

  • Làm cho mất hiệu quả, mất tác dụng

Xem thêm:

  • Rã Đám hay Giã Đám?
  • Tan Giã hay Tan Rã?
  • Chân Trọng hay Trân Trọng?

Bài viết đã giúp bạn có thể trả lời được câu hỏi bên trên Dân giã hay Dân dã? Giã hay Dã? Khi nào nên dùng từ nào? Chúng tôi tin rằng đây chắc chắn là bài viết hữu ích dành cho những ai chưa phân biệt được hai từ này. Bạn đừng quên theo dõi wallpaper2x để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

14/02/2022 0 comment
6 FacebookTwitterPinterestEmail
Rã đám hay Giã đám?
Là Gì

Rã Đám hay Giã Đám? Hiểu đúng về ngôn ngữ Việt

by KP 14/02/2022
written by KP

Rã đám hay Giã đám? Bạn đang phân vân từ nào là chính xác? Dùng Rã đám hay Giã đám trong giao tiếp, viết lách để không bị hiểu nhầm, cười chê?

Bạn đã nghe tới câu: “Chưa thành công mà con Nga đã có tư tưởng rã đám/ giã đám“ hay “Hội chèo trên dòng sông quê đã bắt đầu giã đám/ rã đám“.??

Có bao giờ bạn thắc mắc từ nào mới là chính xác trong những câu nói trên hay chưa? Có lẽ đây cũng là câu hỏi chung của rất nhiều người hiện nay. Chúng ta hãy cùng tìm kiếm lời giải đáp trong bài viết dưới đây của wallpaper2x nhé.

Rã đám hay Giã đám từ nào đúng chính tả?

– Đáp án: RÃ ĐÁM và GIÃ ĐÁM đều là 2 từ chính xác.

Như thường lệ, wallpaper2x sẽ cùng bạn phân tích từng yếu tố một nhằm giúp bạn hiểu sâu hơn:

Rã đám là gì?

“Rã đám là tính từ miêu tả sự uể oải, mỏi mệt của con người, mỗi người một kiểu mà không còn sự kết nối với nhau.”

Ví dụ:

  • Mỗi khi bàn việc lớn, con Trâm luôn là người có tư tưởng rã đám đầu tiên.
  • Chưa thành công đã rã đám, đó là phong cách làm việc của nhóm tôi.

Giã đám là gì?

“Giã đám là động từ nói về sự kết thúc của một lễ hội nào đó, lúc này mọi người sẽ cùng nhau đi về.”

Ví dụ:

  • Cuối tháng giêng, lễ hội núi bà Đen giã đám, mọi người trở về nhà làm việc, kết thúc những ngày tháng nghỉ ngơi.
  • Lễ hội gò Đống Đa giã đám vào ngày mùng 5 tết âm lịch hàng nay với nhiều trò chơi và chương trình hấp dẫn.

Rã đám và Giã đãm, từ láy hay từ ghép?

Trả lời: Rã đám và Giã đám đều là từ ghép.

Rã đám và Giã đám đều mang những ý nghĩa độc lập với nhau, khi chúng ta ghép lại sẽ đem tới ý nghĩa vẹn tròn nhất.

Xem thêm:

  • Tan Giã hay Tan Rã?
  • Dao Động hay Giao Động là gì?
  • Trân Thành hay Chân Thành?

Rã đám và Giã đám được dùng khi nào?

Rã đám và Giã đám đều là 2 từ đúng chính tả, tuy chúng có cách phát ấm giống nhau nhưng về ý nghĩa thì lại khác nhau hoàn toàn. Do vậy, bạn cần biết được chúng nên sử dụng trong trường hợp nào để có thể dùng chính xác nhất.

  • Rã đám: được dùng để nói về tính cách của con người, luôn luôn uể oải, mệt mỏi mà không có tí năng lượng tích cực nào.
  • Giã đám: nói về giai đoạn cuối của 1 lễ hội đã đến lúc kết thúc, mọi người cùng nhau đi về.

Thông qua bài viết, chúng ta đã hiểu hơn về Rã đám hay Giã đám, từ nào mới là đúng chính tả? wallpaper2x.COM.VN là trang đem lại cho nguồn kiến thức đầy đủ và chính xác nhất. Khi băn khoăn giữa các từ ngữ tiếng Việt bạn đừng quên ghé trang để tìm lời giải đáp nhé.

14/02/2022 0 comment
1 FacebookTwitterPinterestEmail
Dao động hay Giao động?
Là Gì

Dao Động hay Giao Động là gì? Nên dùng như thế nào?

by KP 14/02/2022
written by KP

Dao Động hay Giao Động? Bạn đang băn khoăn không hiểu ý nghĩa của Dao động và Giao động là như thế nào? Chỉ 3 phút đọc bạn sẽ hiểu!

Chắc chắn có rất nhiều người khó phân biệt được, nhất là với những ai hay nhầm lẫn âm “d” và âm “gi“. Đừng quá lo lắng trong bài viết dưới đây wallpaper2x sẽ giúp bạn tìm được từ chính xác và phân biệt được 2 từ này chi tiết nhất.

Dao động hay Giao động từ nào chính xác?

Theo từ điển tiếng Việt, từ chính xác là từ Dao Động.

Dao động là gì?

Dao động là sự di chuyển đi chuyển lại của 1 vật thể nào đó được tính bằng đơn vị định lượng cụ thể.

Ví dụ:

  • Đồng hồ quả lắc dao động lên xuống đều đặn sẽ tạo ra năng lượng cho các bánh răng cưa chuyển động.
  • Khi mặt nước dao động, ta sẽ thấy hình tròn chữ O lan dần ra xa.

Giao động là gì?

* Nghĩa của “Giao”:

  • Là gặp nhau ở một điểm, cắt nhau: 2 con đường giao nhau, đường thẳng giao nhau,…
  • Đưa cho người khác một vật gì đó để nhận lấy: giao hàng, giao đồ ăn,…
  • Đưa cho người khác một công việc và họ phải chịu trách nhiệm với việc đó: giao việc, hoàn thành việc được giao,…
  • Tập hợp 2 hay nhiều phần tử trong tập hợp đã cho.

* Nghĩa của “Động”:

  • Nói tới cái hang được ăn sâu vào trong núi: động Hương Tích,…
  • Thôn, bản, làng hay xóm của một số người dân tốc vùng thiểu số miền Bắc.
  • Nơi tụ tập những người ăn uống và hoạt động phi pháp như động lắc, động mại dâm…
  • Vùng đồi cát rộng hay nằm ở ven biển, thấp là tà chứ không cao lắm: động cát,…
  • Ngồi im, không dám xê dịch hay dịch phần nào đó trong không gian: động cành lá, ngồi im không động đậy,…
  • Luôn luôn thay đổi hình dáng và vị trí theo thời gian
  • Nói về hiện tượng thiên nhiên có những thay đổi mạnh như biển động, động trời,…
  • Những dấu hiệu bất thường xảy ra làm cho mọi thứ không còn yên ổn nữa, cần phải đề phòng và đối phó: thấy động, tên trộm gà chạy mất,…
  • Đụng chạm vào hay có quan hệ tác động như nói động, đừng có ai động vào,…

Khi ghép 2 từ Giao và Động lại với nhau thì chúng hoàn toàn vô nghĩa. Để sử dụng chúng thì bạn cần tách ra và dùng trong những trường hợp khác nhau như:

Các ví dụ với từ “Giao”:

  • Hai đường thẳng song song không bao giờ giao nhau tại 1 điểm.
  • Bên Viettel giao hàng nhanh chóng và nhiệt tình.
  • Mong rằng cô Trang sẽ hoàn thành công việc được giao 1 cách tốt đẹp.

Các ví dụ với từ “Động”:

  • Động Hương Tích là một trong những động đẹp nhất nhì khu vực miền Bắc
  • Động của người Dao sống với nhau rất tình cảm.
  • Ngày hôm nay, công an thành phố Đà Lạt đã phát hiện và truy vết thành công 1 động mại dâm trá hình.
  • Động cát trắng xoá tại Hòn Rơm – Phan Thiết luôn là điểm đến của nhiều người.
  • Bé So sau khi bị chửi đã ngồi yên không dám động đậy, tó mó tay chân vào đồ của mẹ.
  • Biển động dữ dội nên các bác ngư dân cũng không săn bắt được nhiều thuỷ sản.
  • Hình nền điện thoại động sẽ giúp thiết bị của bạn trở nên bắt mắt và ấn tượng hơn.
  • Thấy động, tên ăn trộm gà liền nhảy ra sau vườn và chạy mất.
  • Khi tôi đang tức giận, đừng ai động vào khiến tôi bực mình thêm.

Dao động là từ láy hay từ ghép?

Trả lời: Dao Động là Từ Ghép.

Khi tách ra 2 từ đều có nghĩa độc lập và khi đứng cạnh nhau sẽ bổ sung nghĩa cho chúng ta 1 từ hoàn chỉnh.

Dao hay Giao nên sử dụng khi nào?

  • Dao: là đồ dùng sắc nhọn, gồm nhiều hình dáng to nhỏ, dài ngắn khác nhau, được dùng chủ yếu trong nhà bếp. Chúng gồm có lưỡi sắc và chuôi dao: dao gọt, dao bào, dao phay,…Hay những câu thơ ca được lưu truyền trong dân gian như ca dao,…
  • Giao: đã được giải thích nghĩa ở bên trên.

Khi bạn hiểu được chính xác 2 từ ngữ này thì bạn sẽ biết nên sử dụng chúng trong trường hợp nào cho hợp lý nhất.

Xem thêm:

  • Trân Thành hay Chân Thành?
  • Tan Giã hay Tan Rã?
  • Chân Trọng hay Trân Trọng là đúng nhất?

Thông qua bài viết trên, wallpaper2x đã giúp bạn biết được Dao động hay Giao động mới là từ chính xác. Bên cạnh đó, cách sử dụng cũng được truyền tải tới chi tiết nhất. Mong rằng nguồn tin này sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều trong quá trình tìm hiểu về ngôn ngữ Việt.

14/02/2022 0 comment
2 FacebookTwitterPinterestEmail
Trân thành hay Chân thành
Là Gì

Trân Thành hay Chân Thành? Cách dùng chuẩn nhất tiếng Việt

by KP 14/02/2022
written by KP

Trân Thành hay Chân Thành là đúng nhất? Bạn đang phân vân không biết nên dùng từ nào trong 2 từ trên? Hãy để wallpaper2x giúp bạn!

“Sự chân thành của Dương đã khiến bố mẹ cô ấy cảm động” hay “Sự trân thành của Dương đã khiến bố mẹ cô ấy cảm động” nên được sử dụng trong giao tiếp?

Sự nhầm lẫn chính tả trong Tiếng Việt là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Ngôn ngữ chúng ta có nhiều chữ cái có phát âm khá giống nhau như h/kh, tr/ch, s/x, d/gi/r,… Trân thành hay Chân thành cũng vậy. Rất ít người có thể biết được đáp án đúng của từ ngữ này. Hãy cùng wallpaper2x tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Trân thành hay Chân thành từ nào là chính xác?

Đáp án đúng ở đây là từ: CHÂN THÀNH!

Để giúp bạn tránh gặp phải lỗi trong việc dùng từ Chân Thành sau này, wallpaper2x đề nghị bạn đọc hiểu nội dung của phân tích phía dưới:

Trân thành là gì?

* Nghĩa của Trân: 

  • Không có 1 hành động nào mà cứ ngây ra: mặt trân, chết trân, mắt mở trân trân,…
  • Không biết xấu hổ, cứ trơ ra: trân trân cười,…

* Nghĩa củaThành: 

  • Công trình xây đắp kiên cố có quy mô lớn như thành cổ Loa,…
  • Một đơn vị trực thuộc như thành phố.
  • Phần dựng đứng, bao quanh một vật chứa đồ hay đồ đựng như thành giếng, thành giường, thành xe,…
  • Chuyển từ hình dáng, trạng thái này sang 1 hình dáng khác như đẽo đá thành tượng, thành vợ chồng, chuyển bại thành thắng,…
  • Công việc hay mọi kế hoạch không đạt được như ý muốn: công việc không thành,…
  • Tình cảm, xuất phát từ đáy lòng: lòng thành,…

Về cơ bản khi ghép 2 từ trên với nhau thì chúng hoàn toàn KHÔNG CÓ Ý NGHĨA HOÀN CHỈNH. Để có thể sử dụng được thì bạn cần tách chúng ra và ghép với những từ khác như sau:

Ví dụ với từ “Trân”:

  • Khi bị nói đúng tim đen thì mặt thằng Quý chết trân, không còn giọt máu.
  • Nói đến thế mà nó còn không biết xấu hổ, mặt cứ trân trân ra.

Ví dụ với từ “Thành”:

  • Thành Cổ Loa là toà thành cổ lớn nhất Việt Nam cần được lưu truyền.
  • Thành phố Hồ Chí Minh là nơi dân cư đông đúc đứng thứ 2 cả nước chỉ sau Hà Nội.
  • Thành giếng đầu làng đã được xây dựng để bọn con nít không còn gặp nguy hiểm.
  • Chúng ta từ 2 người xa lạ đã thành vợ chồng tình nghĩa trăm năm.
  • Nếu kế hoạch cũ không thành chúng ta cần có 1 phương án dự phòng mới.
  • Mọi thứ khi được xuất phát từ lòng thành chính là cách để giúp con người ta trở nên vui vẻ và hạnh phúc.

Chân thành là gì?

Chân thành có nghĩa chân thật, chất phát, hiền lương, không biết ăn gian nói dối. Đây chính là một phẩm chất quý giá của mỗi người mà chúng ta nên duy trì và phát huy.

Ví dụ:

  • Sự chân thành của bé Na đã khiến thằng Hiếu cảm động mà lo làm lo ăn.
  • Chân thành luôn là thứ đắt giá nhất trong cuộc sống này.

Chân thành là từ láy hay từ ghép?

Chân thành là từ ghép.

Từ chân và từ thành đều là 2 từ có nghĩa. Khi bạn ghép vào cùng sẽ tạo 1 từ có nghĩa hoàn chỉnh:

  • Chân: chân của con người, là biểu tượng của tư cách, cương vị nào đó
  • Thành: Tình cảm, xuất phát từ đáy lòng: lòng thành,…

Nên sử dụng Trân và Chân khi nào?

Trân: đã nêu rõ ví dụ ở trên.

Ví dụ với từ “Chân”: có thể sử dụng trong những trường hợp như:

  • Chỉ một bộ phận của con người có nhiệm vụ đi, đứng, chạy, nhảy,..
  • Biểu tượng của 1 cương vị, tổ chức nào đó như chân giám đốc, chân thư ký,…
  • Bộ phận di chuyển của con vật: chân lợn, chân gà, chân vịt,…
  • Bộ phận cuối cùng của một số đồ vật như chân ghế, chân đèn,…
  • Phần dưới của 1 số sự vật và hiện tượng có thể tiếp giáp hay bám vào mặt nền như chân trời, chân núi, chân răng,…
  • Danh từ để dùng chỉ những đám ruộng: chân đất bạc màu, chân ruộng trũng,…
  • Khẳng định điều đó là đúng sự thật: chân thật,..

Xem thêm: 

  • Chân Trọng hay Trân Trọng là đúng nhất?
  • Tan Giã hay Tan Rã?
  • DÙM Hay GIÙM Là Gì?

Thông qua bài viết, chúng ta đã biết được Trân thành hay Chân thành từ nào mới là chính xác. Để không bị sai chính tả, bạn hãy thường xuyên đọc sách và trau dồi vốn ngôn từ của mình nhiều hơn nhé.  Đừng quên theo dõi wallpaper2x để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

14/02/2022 0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Chân trọng hay Trân Trọng
Là Gì

Chân Trọng hay Trân Trọng là đúng nhất? Phân biệt thế nào?

by KP 12/02/2022
written by KP

Chân Trọng hay Trân Trọng mới là từ đúng để dùng trong giao tiếp hằng ngày hoặc trong văn viết? Mẹo phân biệt Chân trọng hay Trân trọng..

Tiếng Việt là một ngôn ngữ vô cùng giàu đẹp, thế nhưng chính sự giàu đẹp đó lại khiến cho nhiều người dùng không phân biệt được từ đúng và từ sai. Chân trọng hay Trân trọng chính là 1 ví dụ điển hình. Vậy từ nào mới là từ chính xác? Hãy cùng wallpaper2x tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Chân trọng hay Trân trọng từ nào là chính xác?

Theo từ điển tiếng Việt, từ chính xác là từ “Trân trọng”.

Chân Trọng là gì?

Để biết từ Chân Trọng có đúng không, trước hết ta phân tích ngữ nghĩa của từ đơn trong đó:

*Chân:

  • Bộ phận dưới cùng cơ thể của con người có tác dụng đi, chạy, nhảy
  • Biểu tượng của một cương vị, tư cách nào đó như chân giám đốc, chân tiến lên,…
  • Phần di chuyển của con vật khi chung nhau sử dụng hay chia thịt: chân giò, chân lợn,…
  • Bộ phận dưới cùng có tác dụng nâng đỡ đồ vật: chân đèn, chân giường,…
  • Phần dưới cùng của 1 số vật bám vào mặt nền như chân trời, chân núi…
  • Chỉ từng đơn vị của những đám ruộng như chân ruộng trũng, chân đất,…
  • Đúng với hiện thực: chân thực

*Trọng:

  • Động từ: được đánh giá rất cao tránh làm trái ý và xúc phạm tới : tôn trọng, quý trọng,…
  • Có tác dụng to lớn, ý nghĩa: coi trọng, trọng nam khinh nữ,…
  • Tính từ: ở mức độ rất cao và nặng, không thể coi nhẹ được như trọng bệnh, trọng tội,…

Do đó, Chân + trọng khi ghép lại với nhau hoàn toàn VÔ NGHĨA và trong từ điển không có từ này. Do vậy, khi nói hay viết chúng ta không nên sử dụng từ Chân trọng.

Để dùng từ này bạn cần tách chúng ta và ghép với những từ khác để tạo thành câu có nghĩa như sau:

* Ví dụ với “Chân”:

  • Dù anh có đi tới chân trời góc bể em cũng nguyện theo anh.
  • Chỗ nào có sòng bài cũng thấy thằng Bảy có 1 chân tiến lên ở đó.
  • Tôi thích ăn nhất là phần chân giò của con heo.
  • Buổi tối khi đi ngủ tôi thường có thói quen đặt điện thoại ngay dưới chân đèn.
  • Nhìn thằng kia đúng dạng chân đất mắt toét
  • Chỉ cần bạn chân thực, mọi người sẽ luôn yêu quý bạn.

*Ví dụ với từ “Trọng”:

  • Muốn người khác tôn trọng mình, làm ơn hãy tôn trọng người khác trước đã.
  • Thời này ở một số vùng miền vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ.
  • Thằng Lưu phạm phải trọng tội không biết tới ngày nào mới được ra tù.

Trân Trọng là gì?

Trân trọng là từ ngữ được sử dụng để thể hiện sự tôn kính, kính trọng, tri ân tới mọi người. Được dùng trong những câu từ dùng để cảm ơn, lời mời hay lời chào,…

Ví dụ:

  • Bài thuyết trình của team Hoa Phượng xin kết thúc tại đây, trân trọng cảm ơn quý vị đã lắng nghe.
  • Chỉ cần biết trân trọng, em sẽ luôn bên cạnh anh.

Trân Trọng là từ láy hay từ ghép?

Trân trọng là từ ghép tổng hợp (đẳng lập).

Khi tách hai từ ra thì chúng vẫn có nghĩa và có thể sử dụng trong nhiều trường hợp. Khi ghép 2 từ lại với nhau chúng ta sẽ có được từ mang hàm ý chuẩn xác nhất.

Nguyên nhân dùng sai từ Chân trọng hay Trân trọng – cách khắc phục

Sở dĩ trên thực tế có nhiều người hay nhầm lẫn từ Chân trọng hay Trân trọng bởi nhiều nguyên nhân sau:

  • Do đặc trưng vùng miền khiến ngôn ngữ bị sai lệch
  • So thói quen sử dụng hằng ngày của nhiều người
  • Những người không phân biệt được chữ “ch” và “tr”
  • Người không hiểu rõ nghĩa của hai từ Chân trọng hay Trân Trọng
  • Những người bị lưỡi ngắn, nói ngọng

Khi bạn dùng sai sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong cả ngôn ngữ nói và viết. Để khắc phục tình trạng này thì bạn cần phải hiểu rõ nghĩa trước khi sử dụng từ, ghi nhớ mặt chữ và phát âm thật chuẩn xác. Khi có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể tra từ điển tiếng Việt hay ghé thăm wallpaper2x để tìm được từ chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Tan Giã hay Tan Rã là từ đúng?
  • DÙM Hay GIÙM Là Gì?

Thông qua bài viết, chắc chắn bạn đã hiểu được ý nghĩa chính xác của 2 từ Chân trọng hay Trân Trọng. Bên cạnh đó biết sử dụng chúng sao cho hợp lý nhất. Hy vọng nguồn dữ liệu mà wallpaper2x đem tới này sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích về tiếng Việt.

12/02/2022 0 comment
1 FacebookTwitterPinterestEmail
Dùm hay Giùm mới đúng chính tả
Là Gì

DÙM Hay GIÙM Là Gì? Có Phải 2 Từ Đều Đúng?

by KP 12/02/2022
written by KP

Dùm hay Giùm mới đúng chính tả? Thật sự đây ra câu hỏi khó với rất nhiều người khi trong tiếng Việt có khá nhiều từ đồng âm dẫn đến tình trạng người sử dụng hay mắc các lỗi cơ bản.

“Bà ngoại nhờ Hoa mua giùm mấy lá trầu” hay “Bà ngoại nhờ hoa mua dùm mấy lá trầu”?

Nên dùng từ nào là chính xác. Hãy cùng wallpaper2x phân tích và tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Dùm hay Giùm từ nào là chính xác?

Theo từ điển tiếng Việt, từ GIÙM mới là từ chính xác.

Dùm là gì?

Từ Dùm là 1 từ SAI chính tả và không có ý nghĩa. Trong ngôn ngữ nói hay viết thì bạn không nên sử dụng từ ngữ này.

Giùm là gì?

Giùm mang ý nghĩa nhờ cậy người khác làm hộ mình 1 việc gì đó. Từ ngữ này sẽ giúp bạn tạo thiện cảm cũng như sự gần gũi của mình đối với người đối diện trong giao tiếp hằng ngày.

Ví dụ:

  • Hoa ơi, bạn có thể làm giùm mình bài tập viết này được không?
  • Nga ơi, lấy giùm tớ cái áo mưa trong hộc bàn với!
  • Bác bảo vệ có thể kiểm tra giùm cháu xem trên xe có chìa khoá khi nãy cháu để quên được không ạ!

Nên sử dụng từ Giùm khi nào?

Khi muốn nhờ người khác: Khi sử dụng từ giùm với ý nghĩa này, có ý nghĩa bạn đang rất cần tới sự giúp đỡ của người khác, khẩn cầu mà không hề ép buộc hay ra lệnh như: lấy giùm, làm giùm, giúp giùm, đẩy giùm, kiểm tra giùm…

Ví dụ:

  • Trâm ơi, lấy giùm mẹ cái muôi bới cơm trong rổ chén đi con.
  • Linh có thể nhặt giùm mình quả bóng được không?

Khi muốn giúp đỡ người khác: Lúc này bạn sẽ bộc lộ ra được sự chân thành của mình, sự giúp đỡ này đến từ tấm lòng là tự nguyện: mình xách giùm bạn, để mình làm giùm cho,….

  • Thấy Hoa mang nhiều đồ nặng, Nga liền chạy tới nói: “Để mình xách giùm bạn 1 tay”
  • Xe Nga hết xăng hả, để mình đẩy giùm cho.

Nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn giữa Dùm và Giùm

Trên thực tế, từ Dùm và Giùm có cách phát âm khá là giống nhau nên khiến nhiều người nhầm lẫn. Nguyên nhân chính gây ra việc sai chính tả này là do ngôn ngữ vùng miền.

Đối với những người miền Bắc sẽ phát âm là “giùm“, còn miền Nam và miền Trung sẽ phát âm là “dùm“. Khi bạn không hiểu được ý nghĩa của từ và phân biệt được cộng với cách phát âm sai thì sẽ sử dụng sai. Ở đây từ chính xác là từ “Giùm” bạn chỉ nên sử dụng chúng cả trong ngôn ngữ nói và viết.

Xem thêm:

  • Tan Giã hay Tan Rã? Từ nào là đúng chính tả?

Thông qua bài viết, chúng ta đã giải đáp được thắc mắc ở đầu bài Dùm hay Giùm mới đúng chính tả? Hy vọng qua đây bạn cũng biết cách dùng từ sao cho hợp lý nhất. Đừng quên theo dõi wallpaper2x để có thêm nhiều kiến thức về từ vựng bổ ích nhất nhé.

12/02/2022 0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Tan giã hay Tan rã
Là Gì

Tan Giã hay Tan Rã? Từ nào là đúng chính tả?

by KP 10/02/2022
written by KP

Tan Giã hay Tan Rã là từ đúng trong Tiếng Việt? Bạn không nên nói/viết một từ sai chính tả khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Chính điều này đã khiến nhiều người nhầm lẫn không thể phân biệt được từ đúng và từ sai đặc biệt với những từ có phụ âm giống nhau. Trong đó có Tan giã hay Tan rã, vậy từ nào mới là đúng chúng tả. Hãy cùng wallpaper2x tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tan giã hay Tan rã từ nào đúng chính tả?

Theo từ điển tiếng Việt, từ chính xác là từ Tan Rã.

Kwave.com.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu lý do vì sao lại như vậy ngay sau đây.

Tan rã là gì?

Tan rã là động từ nói tới việc rời ra từng mảng, không còn gắn kết liền với nhau thành một chỉnh thế nữa.

Bạn có thể hiểu đơn giản từ Tan Rã theo hướng phân tích từ đơn như sau:

  • Tan: sự phân giải một chất hòa vào môi trường cho tới khi nó biến mất khỏi tầm mắt
  • Rã: rời nhau ra không còn kết dính như ban đầu

Ví dụ:

  • Vì không có đường lối chiến lược cụ thể nên công ty Thông Mai đã bị tan rã.
  • Tại sao anh chỉ đứng im nhìn đôi ra tan rã mà chưa một lần níu kéo lại.

Tan giã có đúng không?

*Tan:

  • Hòa lẫn vào nhau để tạo thành chất lỏng
  • Chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lòng: băng tan, đá tan,…
  • Một vật gì đó rơi xuống đất và vỡ vụn: cái ly vỡ tan, đập tan âm mưu,…
  • Nói tới một vật gì đó không còn tập trung 1 chỗ mà đã tản ra: mây tan, sương tan,…
  • Kết thúc một hoạt động nào đó: buổi dã ngoại đã tan, lớp đã tan học

*Giã: là hành động dùng chày nện xuống liên tiếp làm cho lớp ngoài giập, nát hay tróc ra.

Kết luận: Tan giã là một từ SAI chính tả và không có trong từ điển tiếng Việt. Nếu bạn muốn sử dụng thì phải tách hai từ Tan và Giã ra để ghép với những từ khác tạo thành câu có nghĩa.

Ví dụ:

  • Linh lấy cái cối giã đậu phộng để mẹ làm nộm hoa súng.
  • Hôm ấy sương mù dày đặc, nhưng khi nắng lên sương đã tan.
  • Trong lúc nóng giận, Nam đã lỡ tay làm cái ly rơi xuống đất và vỡ tan.
  • Băng tan nhiều và nhanh sẽ làm dịch chuyển trục Trái Đất.
  • Khi hoà tan axit và bazo sẽ tạo thành muối.

Tan rã là từ láy hay từ ghép?

Tan rã là từ ghép.

Lý do: Tan, rã đều mang ý nghĩa rời ra, không còn thống nhất là 1 tổ chức với nhau như ban đầu.

Mẹo ghi nhớ tránh nhầm lẫn giữa Rã và Giã

Để sử dụng 2 từ ngữ này chính xác, bạn hãy ghi nhớ rằng:

  • Giã: Được sử dụng trong những trường hợp như kéo giã, đánh giã, thuyền giã, giã bột, giã thịt, từ giã.
  • Rã: rời nhau ra không còn kết dính như ban đầu: rã cánh, rã hội, mệt rã người.

Thông qua bài viết, wallpaper2x đã giúp bạn hiểu được trong hai từ Tan giã hay Tan rã từ nào mới là đúng chính tả? Hy vọng bạn đã biết cách dùng chúng chính xác với mọi hoàn cảnh để góp phần làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt thêm giàu, đẹp.

10/02/2022 0 comment
3 FacebookTwitterPinterestEmail
Chỉnh Chu hay Chỉn Chu
Là Gì

Chỉnh Chu hay Chỉn Chu, từ nào đúng và có nghĩa?

by Jannah 01/01/2022
written by Jannah

Chỉnh chu hay Chỉn chu? Đáp án đúng là Chỉn chu, là từ có nghĩa và có trong từ điển Tiếng Việt mang hàm ý làm việc một cách chu đáo, không thể bị mắc sai lầm.

Trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ, Việt Nam cũng có ngôn ngữ riêng gọi là tiếng Việt. Tiếng Việt rất đa dạng và phong phú từ hình thức lẫn ý nghĩa. Nhưng chính vì vậy mà có nhiều người dễ nhầm khi dùng nó. Nhiều từ nhìn giống nhau khoảng 90% nhưng xét về nghĩa thì lại sai. Chỉnh chu và chỉn chu là hai từ trong ví dụ ngày hôm nay của mình. Sự nhầm lẫn này liệu xuất phát từ đâu, từ nào được cho là đúng nhất.

Bạn để chuẩn bị tinh thần để cùng với mình tìm hiểu rằng mình chỉnh chu và chỉn chu thì từ nào được cho là đúng chính tả. Ngay sau đây mình sẽ làm rõ cho các bạn ý nghĩa của từng từ và một vài ví dụ cho những từ đó. Nào, hãy cùng mình bắt đầu nhé.

Chỉnh Chu hay Chỉn Chu

Chỉnh Chu hay Chỉn Chu

I. Chỉnh chu hay Chỉn chu? Từ nào sẽ đúng chính tả?

Chúng ta được biết hằng ngày vì những lý do khác nhau mà mọi người quên đi tính đúng khi dùng từ để giao tiếp. Từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm của họ.

Chỉnh chu và chỉn chu chỉ có một từ đúng duy nhất đó là chỉn chu.

Các bạn có bất ngờ không khi nó mới là từ chính xác. Cùng mình đi tiếp nhé.

1. Chỉn chu là gì?

Chỉn chu là một từ Hán Việt nó có nghĩa làm việc một cách chu đáo, không thể bị mắc sai lầm.

Từng từ trong đó là:

  • Chỉn: nghĩa là sự thật, sự tỉnh táo
  • Chu: là từ Hán Việt, nói về sự toàn vẹn, hoàn hảo.

Ghép lại thì thành nghĩa là sự thật hoàn hảo.

Ví dụ: Chỉn chu trong cách ăn mặc hằng ngày sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt cho người khác.

Câu này muốn nói là bạn mặc đồ lịch sự là tốt.

2. Chỉnh chu là gì?

Chỉnh chu là một cách viết sai.

Chúng được sinh ra từ cách ăn nói hằng ngày của người Việt Nam. Trong cả từ điển tiếng Việt cũng không có từ chỉnh chu.

  • Chỉnh: là từ để nói về hành động sửa một đồ vật hay một cái gì đó.
  • Chu: là từ Hán Việt, nói về sự toàn vẹn, hoàn hảo.

Mọi người thường cho cách phát âm là sau chữ “n” thì phải có chữ “h” cho dễ đọc. Chính vì những quy tắc tự đặt ra đó nên mới gây ra nhầm lẫn giữa hai từ chỉnh chu và chỉn chu.

II. Những trường hợp nên dùng từ chỉn chu

Dùng từ chỉn chu khi bạn muốn khen ai đó về cách làm việc tốt, xuất sắc, không phạm lỗi. Hoặc trong trường hợp nhận xét về tính cách của một người. Hãy sáng suốt trong việc lựa chọn khi dùng từ để tận dụng tốt đa lượng kiến thức của bản thân vào giao tiếp thường ngày.

III. Một vài ví dụ giúp bạn tránh nhầm lẫn giữa “chỉn” và “chỉnh”

Từ “chỉn” thì mình sẽ nói cho các bạn biết rằng, nó chỉ có thể đi với từ “chu” thành chỉnh chu như ý trên mình đã giải thích. Điều đó là bạn chỉ cần phân biệt được cách dùng của từ “chỉnh” mà thôi.

Hãy cùng đi thêm ví dụ về chỉn chu trước nhé:

Ví dụ 1: Anh đã thể hiện tốt qua phần trình bày của mình, nhưng cần chỉn chu hơn trong phần trả lời.

Câu này muốn nói người thuyết trình cần chú ý hơn về cách trả lời câu hỏi để sau này cải thiện hơn.

Ví dụ 2: Bài viết này nhìn rất chỉn chu thật.

Câu này muốn khen một bài viết rất hay và hoàn hảo.

Từ “chỉnh” thường đi với các từ để tạo thành: chỉnh sửa, chỉnh hợp,…

Ví dụ 1: Những tấm hình này cần được chỉnh sửa về bố cục.

Câu này muốn nói về những tấm hình bị sai và cần làm lại cho đúng.

Ví dụ 2: Bài toán chỉnh hợp được cho về nhà rất khó.

Ý nghĩa câu này muốn đề cập tới một dạng toán tên là chỉnh hợp và nó rất khó.

Xem thêm:

  • Dùm hay Giùm là gì?
  • Dịch dã hay Dịch giã?
  • Tựu trung hay Tựu chung?
  • Sáng lạng hay Xán lạn?

IV. Kết luận

Vậy là bài viết của mình về chỉnh chu và chỉn chu đã hết. Các bạn có hiểu hơn về nó hay không, hãy cho mình biết nhé. Vấn đề sai chính tả thì ai cũng mắc phải cả, không vì lý do phát âm thì cũng vì những lý do khác. Biết thêm một từ đúng sẽ giúp bạn lan tỏa được chi người khác cùng đúng. Rất là hay và có ích cho việc giao tiếp hằng ngày của bạn. Hãy dành thời gian hơn đọc thêm nhiều sách, báo và theo dõi wallpaper2x.COM.VN nhé.

01/01/2022 0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Newer Posts
Older Posts

Tìm Kiếm

Bài viết mới

  • Xì Phố/Sì Phố Là Gì? Dùng “Xì Phố” hay “Sì Phố” Là Đúng?
  • Xum Xuê hay Sum Suê là đúng? Cây cối Sum Suê là gì?
  • Dân Giã hay Dân Dã? Giã và Dã? Nên dùng khi nào?
  • Rã Đám hay Giã Đám? Hiểu đúng về ngôn ngữ Việt
  • Dao Động hay Giao Động là gì? Nên dùng như thế nào?
  • Tháng Hai 2022
  • Tháng Một 2022
  • Tháng Tám 2021
  • Facebook
  • Twitter

@2021 - All Right Reserved. Designed and Developed by PenciDesign


Back To Top
4XWALLPAPERS – Hình ảnh, Tài Liệu Thủ Thuật, Âm nhạc
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Là Gì