Home Là Gì Chân Trọng hay Trân Trọng là đúng nhất? Phân biệt thế nào?

Chân Trọng hay Trân Trọng là đúng nhất? Phân biệt thế nào?

by KP
Chân trọng hay Trân Trọng

Chân Trọng hay Trân Trọng mới là từ đúng để dùng trong giao tiếp hằng ngày hoặc trong văn viết? Mẹo phân biệt Chân trọng hay Trân trọng..

Tiếng Việt là một ngôn ngữ vô cùng giàu đẹp, thế nhưng chính sự giàu đẹp đó lại khiến cho nhiều người dùng không phân biệt được từ đúng và từ sai. Chân trọng hay Trân trọng chính là 1 ví dụ điển hình. Vậy từ nào mới là từ chính xác? Hãy cùng wallpaper2x tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Chân trọng hay Trân trọng từ nào là chính xác?

Theo từ điển tiếng Việt, từ chính xác là từ “Trân trọng”.

Chân Trọng là gì?

Để biết từ Chân Trọng có đúng không, trước hết ta phân tích ngữ nghĩa của từ đơn trong đó:

*Chân:

  • Bộ phận dưới cùng cơ thể của con người có tác dụng đi, chạy, nhảy
  • Biểu tượng của một cương vị, tư cách nào đó như chân giám đốc, chân tiến lên,…
  • Phần di chuyển của con vật khi chung nhau sử dụng hay chia thịt: chân giò, chân lợn,…
  • Bộ phận dưới cùng có tác dụng nâng đỡ đồ vật: chân đèn, chân giường,…
  • Phần dưới cùng của 1 số vật bám vào mặt nền như chân trời, chân núi…
  • Chỉ từng đơn vị của những đám ruộng như chân ruộng trũng, chân đất,…
  • Đúng với hiện thực: chân thực

*Trọng:

  • Động từ: được đánh giá rất cao tránh làm trái ý và xúc phạm tới : tôn trọng, quý trọng,…
  • Có tác dụng to lớn, ý nghĩa: coi trọng, trọng nam khinh nữ,…
  • Tính từ: ở mức độ rất cao và nặng, không thể coi nhẹ được như trọng bệnh, trọng tội,…

Do đó, Chân + trọng khi ghép lại với nhau hoàn toàn VÔ NGHĨA và trong từ điển không có từ này. Do vậy, khi nói hay viết chúng ta không nên sử dụng từ Chân trọng.

Để dùng từ này bạn cần tách chúng ta và ghép với những từ khác để tạo thành câu có nghĩa như sau:

* Ví dụ với “Chân”:

  • Dù anh có đi tới chân trời góc bể em cũng nguyện theo anh.
  • Chỗ nào có sòng bài cũng thấy thằng Bảy có 1 chân tiến lên ở đó.
  • Tôi thích ăn nhất là phần chân giò của con heo.
  • Buổi tối khi đi ngủ tôi thường có thói quen đặt điện thoại ngay dưới chân đèn.
  • Nhìn thằng kia đúng dạng chân đất mắt toét
  • Chỉ cần bạn chân thực, mọi người sẽ luôn yêu quý bạn.

*Ví dụ với từ “Trọng”:

  • Muốn người khác tôn trọng mình, làm ơn hãy tôn trọng người khác trước đã.
  • Thời này ở một số vùng miền vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ.
  • Thằng Lưu phạm phải trọng tội không biết tới ngày nào mới được ra tù.

Trân Trọng là gì?

Trân trọng là từ ngữ được sử dụng để thể hiện sự tôn kính, kính trọng, tri ân tới mọi người. Được dùng trong những câu từ dùng để cảm ơn, lời mời hay lời chào,…

Ví dụ:

  • Bài thuyết trình của team Hoa Phượng xin kết thúc tại đây, trân trọng cảm ơn quý vị đã lắng nghe.
  • Chỉ cần biết trân trọng, em sẽ luôn bên cạnh anh.

Trân Trọng là từ láy hay từ ghép?

Trân trọng là từ ghép tổng hợp (đẳng lập).

Khi tách hai từ ra thì chúng vẫn có nghĩa và có thể sử dụng trong nhiều trường hợp. Khi ghép 2 từ lại với nhau chúng ta sẽ có được từ mang hàm ý chuẩn xác nhất.

Nguyên nhân dùng sai từ Chân trọng hay Trân trọng – cách khắc phục

Sở dĩ trên thực tế có nhiều người hay nhầm lẫn từ Chân trọng hay Trân trọng bởi nhiều nguyên nhân sau:

  • Do đặc trưng vùng miền khiến ngôn ngữ bị sai lệch
  • So thói quen sử dụng hằng ngày của nhiều người
  • Những người không phân biệt được chữ “ch” và “tr”
  • Người không hiểu rõ nghĩa của hai từ Chân trọng hay Trân Trọng
  • Những người bị lưỡi ngắn, nói ngọng

Khi bạn dùng sai sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong cả ngôn ngữ nói và viết. Để khắc phục tình trạng này thì bạn cần phải hiểu rõ nghĩa trước khi sử dụng từ, ghi nhớ mặt chữ và phát âm thật chuẩn xác. Khi có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể tra từ điển tiếng Việt hay ghé thăm wallpaper2x để tìm được từ chính xác nhất.

Xem thêm:

Thông qua bài viết, chắc chắn bạn đã hiểu được ý nghĩa chính xác của 2 từ Chân trọng hay Trân Trọng. Bên cạnh đó biết sử dụng chúng sao cho hợp lý nhất. Hy vọng nguồn dữ liệu mà wallpaper2x đem tới này sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích về tiếng Việt.

You may also like